Tìm kiếmTìm theo bản đồ

10 Sai lầm dễ mắc phải khi mua nhà

Mua nhà là một khoản đầu tư tiền bạc lớn nhất trong đời đối với nhiều người trong chúng ta. Nhưng thường thì mọi người lại quyết định rất vội vàng, không có sự chuẩn bị chu đáo đầy đủ. Để tránh tình trạng này, Nhaban.com thống kê và đưa ra 10 sai lầm mà người mua hay mắc phải nhất với hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho người mua.

 

1.  Tự mình làm tất cả. Mua một căn nhà, đó là một giao dịch gồm nhiều công đoạn, phức tạp. Cho dù bạn không thông qua dịch vụ sàn địa ốc thì bạn vẫn cần những sự trợ giúp từ nhiều phía như tư vấn về thủ tục vay vốn trả góp (nếu bạn muốn vay vốn ngân hàng), luật sư chuyên về địa ốc hay những người thực sự rành về giấy tờ nhà đất để kiểm tra giúp bạn, hay bạn có thể phải nhờ tới những người rành về xây dựng kiểm tra giùm chất lượng của căn nhà… và sự trợ giúp của bạn bè, người thân trong nhà cũng rất quan trọng. Vì vậy trước khi mua, bạn nên lên danh sách những người bạn cần nhờ vả, trợ giúp cho việc mua nhà của bạn. 

2.  Mua từ cái nhìn đầu tiên. Bạn có thể thích căn nhà, mảnh đất ngay từ cái nhìn đầu tiên và mong muốn có nó ngay lập tức. Nhưng bạn có nghĩ nó phù hợp với nhu cầu và túi tiền của gia đình bạn không? Hãy làm một danh sách những điều cần và muốn, khoản tiền tối đa bạn có thể đầu tư cho căn nhà mà bạn dự định mua. Bạn phải đảm bảo chắc chắn là căn nhà mà bạn thích đó phải phù hợp với những yêu cầu bạn đề ra.

 

Hãy kiểm tra lối xóm, cộng đồng dân cư trong khu vực, ghé thăm căn nhà vào những thời điểm khác nhau trong ngày để kiểm tra tiếng ồn, lưu lượng xe qua lại… và đặc biệt đừng quên kiểm tra với lối xóm xem khu đó có bị ngập úng vào mùa mưa hay không?

3.  Không kiểm tra với ngân hàng hay người hỗ trợ tài chính. Khi bạn không có đủ tiền để trả cho căn nhả, lẽ đương nhiên bạn cần ngân hàng, hay bà con, người thân cho vay mượn. Trước khi quyết định mua căn nhà (căn hộ), bạn phải nhận được sự đảm bảo ban đầu về nguồn tài chính. Đừng để rơi vào hoàn cảnh đặt cọc tiền rồi nhưng không đủ tiền thanh toán tiếp theo.

 4.  Mua quá sức. Bạn có thể được ngân hàng cho vay một khoản tiền lớn để mua nhà, nhưng bạn có thể chi trả tiền lãi cộng vốn hàng tháng cho ngân hàng không? Hãy phân tích chi tiết các khoản chi tiêu hàng ngày như: tiền ăn, tiền xăng, tiền cho con học, tiền mua sắm các vật dụng, tiền đi du lịch hay về quê ăn tết … nói tóm lại tất cả các phát sinh nếu có cho sinh hoạt gia đình. Thêm vào đó là tiền lãi cộng vốn phải trả cho ngân hàng, hàng tháng. Sau khi liệt kê hết các khoản, bạn sẽ thấy mình nên vay bao nhiêu là phù hợp với tình hình tài chính của bạn.

5.  Đặt niềm tin không đúng chỗ. Nếu bạn nhờ tới người môi giới, sàn giao dịch địa ốc, hay bạn bè người thân trợ giúp cho việc mua nhà bạn cần phải thật cẩn thận. Lời khuyên của nhaban.com là bạn đừng qua tâm tới cảm tình cá nhân của bạn, hãy gạt nó qua một bên. Hãy nhớ rằng đây là mua bán, giao dịch một tài sản rất lớn đối với bạn. Bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng liệu họ có năng lực, trách nhiệm thực sự để làm được việc đó không?

6.  Dựa vào những thỏa thuận bằng miệng. Hãy làm rõ ràng mọi thỏa thận và nên ghi lại chi tiết. Những thỏa thuận đạt được, được ghi lại “giấy trắng, mực đen” sẽ giúp bạn rất nhiều khi làm hợp đồng mua bán. 

7.  Không đọc hợp đồng kỹ càng. Bạn cần có thời gian đọc và nghiên cứu kỹ hợp đồng mua bán nhà đất. Tốt nhất là nên có một bản copy, đọc trước 2-3 ngày, hỏi tất cà các điều bạn không hiểu hay làm rõ những điều mập mờ. Đừng để rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười, đặc biệt khi mua trả góp, mua chung cư, hợp đồng góp vốn…

8.  Mua giá trên trời. Bạn phải tránh mua phải giá quá cao, hơn mặt bằng chung của lối xóm của căn nhà. (hãy tham khảo phần tự định giá nhà đất của nhaban.com). Nếu giá quá cao bạn sẽ rất khó bán căn nhà khi cần bán vì giá đầu vào của bạn đã quá cao rồi. 

9.  Tránh bị đưa vào thế bị động. Hãy tự bảo vệ mình  trước hai điều sau đây khi bạn đi đến thỏa thuận mua nhà, đặt cọc:

·                                 Vay ngân hàng – có thể bạn đã đạt được thỏa thuận cho vay vốn mua nhà trước khi mua, nhưng ngân hàng nào cũng vậy, họ đều thẩm định lại giá trị căn nhà trước khi cho vay. Nếu giá trị thẩm định quá thấp so với giá bạn mua, điều đó có nghĩa là bạn có thể không được vay hoặc khoản tiền được vay sẽ giảm.

·                                 Kiểm tra chất lượng – đừng bao giờ mua một căn nhà mà bạn không có sự chắc chắn về chất lượng của nó. Vì vậy luôn cần người có chuyên môn kiểm tra đánh giá kỹ càng.

·                                 Nói tóm lại, trước khi đặt cọc, bạn cần phải làm rõ hai vấn đề trên.

 

.10.  Hối tiếc. Không có gì là tuyệt đối cả, căn nhà, mảnh đất bạn định mua cũng vậy. Đừng để một vài vấn đề nhỏ làm chậm chân bạn, rất nhiều người than trời với nhaban.com về căn nhà này nọ họ đã bị bỏ lỡ không mua được!

Nguồn tin NhaBan.com

Các tin cùng loại

5 Điều cần biết khi mua chung cư 15 năm trước 11.09.2009

Chủ đề liên quan

5 Điều cần biết khi mua chung cư

5 Điều cần biết khi mua chung cư

Với cuộc sống đô thị hiện đại, sống tại chung cư căn hộ đã và đang trở nên gần gũi...

Tin mới nhất

5 Điều cần biết khi mua chung cư5 Điều cần biết khi mua chung cư
Với cuộc sống đô thị hiện đại, sống tại chung cư căn hộ đã và đang trở...
Ba yếu tố ảnh hưởng tới giá cả giao dịch nhà đấtBa yếu tố ảnh hưởng tới giá cả giao dịch nhà đất
Bất kể khi bạn mua hay bán nhà đất, bạn đều mong muốn đạt được giá tốt ...
10 Sai lầm dễ mắc phải khi mua nhà10 Sai lầm dễ mắc phải khi mua nhà
Mua nhà là một khoản đầu tư tiền bạc lớn nhất trong đời đối với nhiều...
Chia sẻ kinh nghiệm thương lượng giá nhà đấtChia sẻ kinh nghiệm thương lượng giá nhà đất
Bán được giá căn nhà của mình và di chuyển về nhà mới là một trong những ...
Tin rao và hiệu ứng hình ảnhTin rao và hiệu ứng hình ảnh
Một tấm hình có giá trị tương đương 1000 từ ngữ trong các lĩnh vực kinh ...

Tin xem nhiều nhất

Danh mục tin tức